[VFOSSA] Thông tin chuẩn bị cho cuộ c tọa đàm với Bộ 4T

Vu The Binh binh at netnam.vn
Mon Feb 20 22:35:36 ICT 2012


Hi bác Hiền,

Mạn phép trao đổi với bác một e-mail nữa.

On 2/20/12 8:17 PM, Nguyễn Hiền wrote:
>> On 2/20/12 6:52 PM, Luu Van Hau wrote:
>> > Sorry các anh: đây là trận 'quyết chiến' FOSS vs. Non-FOSS?
>> Chúng ta là FOSSers đi nữa thì chưa non-FOSS orgs nào cho "quyết chiến"
>> đâu, dù chúng ta muốn :-)
>>
>> @Hậu: Quyết chiến để làm gì ? tại sao lại là quyết chiến? Chúng ta làm
>> vì công nghệ và cơ hội !
>>
>> @Bình: FOSS là công nghệ, mình là các DN (không phải là FOSSers) và vì
>> thế, mình cần phân tích cái bản chất của công nghệ để người dân hưởng lợi.
FOSSer đại khái là cách gọi cho vui thôi, vì thế không cần bàn về định 
nghĩa.

>> > On 02/20/2012 05:04 PM, Nguyễn Hiền wrote:
>> >> Góp ý trao đổi:
>> >>
>> >> A - Chính sách chung:
>> >> 1) Chúng ta chưa có thủ lĩnh CNTT và đặc biệt trong việc thúc đẫy FOSS
>> >> thì Chính phủ đang xem như là "người ngoài cuộc"
>> >> 2) Chính phủ và Bộ TT&TT đang đi hai chân ! Tuy nhiên, chân FOSS luôn
>> >> bị cản trở bởi chính các chính sách của Chính phủ ! (điển hình
>> >> OpenOffice và vấn đề mua bản quyền M$)
>> Không lẽ nên đi một chân? Một phía là chỉ có voice, một phía có nhiều
>> thứ, chân tập tễnh cũng phải thôi.
>>
>> [hiennguyen] Ở đây, tôi đang đề cập đến vấn đề "bất cập" trong cách đi
>> hai chân! tất nhiên không đồng nghĩa với cắt đi một chân như Bình nói.
OK. Như thế không có nghĩa sẽ là chỉ có hai chân, vì "hai chân" chỉ là 
cách ví von của bác.

>> >> Góp ý : Cần Chính phủ mạnh mẽ và dứt khoát !
>> Mạnh mẽ về việc cắt một chân đi?
>>
>> [hiennguyen] Cắt đi một chân để thành người thương tật ? hay mình nên
>> có những cạnh tranh trên thị trường ? điều quan trọng, hai chân nên
>> bình đẳng !
Vì "hai chân" chỉ là để ví von, nên chuyện có cắt chân hay không lại 
không bàn đến nữa.

>> >> B) Vai trò trách nhiệm
>> >> 1) Trách nhiệm quản lý CNTT hiện tại ở địa phương hết sức phức tạp và
>> >> không có hệ thống !
>> Đất đai cũng thế, nói gì IT.
>>
>> [hiennguyen] Chúng ta không thể nói một cách cẩu thả như thế ! Nếu thế
>> thì không còn gì để bản nữa nhỉ?
Đây không phải là chuyện cẩu thả hay cẩn thận. Ý nói rằng câu chuyện 
quản lý nhà nước có bất cập là tính hệ thống, đối với mọi ngành từ đất 
đai cho đến giao thông - vận tải, quản lý văn hóa, ... Nói thể để chúng 
ta cùng hiểu rằng nếu đặt mục tiêu là cơ quan quản lý nhà nước, thì đang 
phải đối phó với một hệ thống, có thể tạm gọi "nát từ trên xuống dưới" 
(nhận định có tính cá nhân).

>> >> 2) FOSS không có vai trò gì ở các Tỉnh/ Thành phố
>> >>
>> >> Góp ý : Xây dựng chính sách quốc gia về phát triển CNTT (trong đó cần
>> >> tô đậm vai FOSS về góc cạnh nào.. kinh tế, chính trị...) thay cho
>> >> chính sách cục bộ và tự phát hiện nay
>> Chính sách, văn bản đều có thể có. Nhưng việc thực thi hay không là
>> chuyện khác. Nó thuộc tính hệ thống. Chúng ta cần thực tiễn. Anh Ba bảo
>> đúng, anh Thành bảo sai. Vẫn thế.
>>
>>
>> [hiennguyen] Các chính sách chúng ta không thiếu.. chỉ thiếu tính chất
>> cụ thể của nó. Nói chung chung thì ai làm? làm gì? Vì thế, tốt nhất là
>> các chính sách cần đặt rỏ mục tiêu và rất cụ thể.
Quyết định 235 (nếu tôi nhớ không nhầm) của Chính phủ năm 2004 về OSS 
Master Plan (hồi đó chưa dùng từ FOSS) rất chi là cụ thể, nhưng không 
làm vì đơn giản là ... không làm.

>> >> C) FOSS - Vai trò thúc đẫy nguồn lực phát triển CNTT
>> >>
>> >> 1) Gắn hành động thiết thực hơn là các chính sách trên giấy ! Bộ và
>> >> Chính phủ cần tập trung tiền (tiềm lực) và các dự án hỗ trợ đến các
>> >> Tỉnh cụ thể một cách tập trung .. không giàn trãi và phân nhỏ nguồn
>> >> kinh phí làm yếu đi mức tác động tích cực (do nguồn vốn này hết sức
>> >> nhỏ bé)
>> Bánh thì ít, mồm thì nhiều. Phải chia nhỏ ra thì con cái mới mỗi người
>> một miếng chứ. (Bút đỏ chữa "thúc đẩy" và "dàn trải") ;-)
>>
>> [hiennguyen] Chúng ta nên vì trách nhiệm và sự thành công để nói ra
>> vấn đề ! Cho dù cách nói nào đó có thể làm chết một số chiến lược. Nếu
>> một tổng thể bị làm hư bởi chương trình ích lợi thì chúng ta tốt nhất
>> không nên tham gia tư vấn !
Thảo luận ở đây không phải là để không tham gia tư vấn. Thảo luận là để 
thông tin nhiều chiều, để gần với thực tiễn, thực tế hơn.

Mới đây có thống kê rằng tiền lương (chi phí) để nuôi bộ máy cán bộ 
công/viên chức nhà nước bằng 1/2 toàn bộ chi thường xuyên của ngân sách 
nhà nước, và năm 2011 chiếm đến gần 9.6% GDP [1]

Tư vấn là một chuyện, khả thi hay không là chuyện khác.

>> >> 2) Hỗ trợ DN phát triển các sản phẩm trên nền tảng FOSS một cách cụ
>> >> thể hơn
>> Cụ thể là cấp tiền cho doanh nghiệp ư? Nhà nước nào có chế độ đấy được.
>>
>> [hiennguyen] Hỗ trợ DN không hẳn là cấp tiền cho DN ! Có hàng chục thứ
>> để làm như chịu thuế thu nhập DN, ưu đãi về các chính sách xã hội, hỗ
>> trợ các dự án trong nghiên cứu thị trường mạo hiểm...
Về món này tôi không rành vì chưa quan tâm và chưa từng được nhà nước hỗ 
trợ. Nhưng nói chung tôi không kỳ vọng gì ở nhà nước đối với các loại hỗ 
trợ kiểu thế này.

>> >> 3) Tập trung chiến lược "điểm thành công" cho FOSS và làm bài học cho
>> >> việc thúc đẫy FOSS trong CQNN
>> Tại sao lại cứ phải lấy "điểm thành công" trong cơ quan nhà nước nhỉ?
>> Chẳng phải lịch sử đã có mấy điểm rồi đấy sao? (dự án 47 của Đảng, ứng
>> dụng của Viettel?)
>>
>> [hiennguyen] LINUX đã 20 năm không thành công chỉ vì một yếu tố là
>> "vươn tay quá dài". Họ tạo ra hàng chục loại nhân khác nhau và chia
>> thành cát cứ ! Windows rất tập trung và họ đã đúng. Vì sao Việt Nam
>> loay hoay? Vì không ai dám bỏ ra hàng tỷ USD cho một thử nghiệm! Nếu
>> muốn thành công trong việc mạo hiểm, hãy bám lấy chiến lược "tập
>> trung" hơn là "đánh du kích" và "bạo động tràn lan" !
Bác chắc thành công của Windows là vì "tập trung"? còn Linux thất bại vì 
"cát cứ"? Nếu có chỗ nào có bài nghiên cứu về vấn đề này thì xin bác dẫn 
chứng để được chỉ giáo.

>> Điểm thành công ở đây chính là yếu tố "tập trung chiến lược" vì nhân
>> lực FOSS tại Việt Nam nói riêng là rất yếu và thiếu tính đoàn kết !
>> Rất cần thực tế để học những bài học thành công.
Cái này thì nó lại có vẻ thiếu "rõ và cụ thể" rồi. Có vẻ thay chữ FOSS 
bằng bất cứ chữ gì, ngành nghề gì thì đều có vẻ đúng.

>> >> 4) Giải thưởng FOSS cho DN và các Tỉnh ứng dụng FOSS một cách hiệu quả
>> Để tạo động lực cho các lãnh đạo CNTT ở các tỉnh bằng chiêu này sao?
>> Liệu có hiệu quả không? Các giải thưởng/bằng khen của nhà nước (huân
>> chương, huy chương) còn mua được, các giải thưởng CIO awards and the
>> likes còn lobby được.
>>
>>
>> [hiennguyen] DN FOSS chưa bao giờ được nhìn thấy trong mắt người dùng
>> ! FOSS là gì ? họ là ai ? tất cả bước đầu là "cần sự công nhận của xã
>> hội" và tiết đó là con đường dài.. hãy xem đó là cơ hội!
Vì người dùng người ta không quan tâm đó là FOSS hay là Windows. Họ quan 
tâm đến tiện ích và lợi ích của họ.

>> >> Góp ý: Cần có nguồn kinh phí hỗ trợ tối đa các địa phương ứng dụng các
>> >> kiến trúc, nền tảng và chiến lược trên PMNM.
>> Tóm lại mọi con đường đều đi về một hướng: cấp thêm tiền.
>>
>> [hiennguyen] Cấp tiền khác với "hỗ trợ tối đa cho địa phương ứng dụng
>> FOSS"! TP HCM có 60 tỷ mỗi năm... và có bao nhiêu ứng dụng FOSS? có ai
>> để ý đến FOSS.. vậy nếu bạn có 3 tỷ cho địa phương với một chiến lược
>> các sản phẩm xây dựng trên FOSS thì nó sẽ tạo ra kết quả thế nào ? Tất
>> nhiên khác với những gì chúng ta đang có hôm nay.
Bác có thể thoải mái tin vào điều đó. Tôi thì không tin.

>> >> Đó là một vài ý kiến các nhân của tôi gởi đến các anh chị
>> Ý kiến cá nhân của tôi: nếu vẫn tiếp cận theo kiểu này, không chỉ không
>> có hiệu quả tác động đến chính sách, mà còn chưa chắc có hiệu quả thực
>> tiễn.
>> [hiennguyen] Thế thì theo Bình, cách tiếp cận nào cho hợp lý ?
Sẽ trình bày ở một bài khác cho khỏi làm phiền mailing list theo thread 
này, vốn liên quan đến việc chuẩn bị cho cuộc tọa đàm với bộ 4T.

[1] 
http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Xa-hoi/538278/%C4%91e-nghi-bo-luong-toi-thieu-cua-cong-chuc.htm

Bình.


More information about the Members mailing list