[VFOSSA] Hỗ trợ cho MHST 2013

Truong Anh. Tuan tuanta at iwayvietnam.com
Mon Apr 29 22:01:05 ICT 2013


----- Original Message -----
> From: "Le Kien Truc" <afterlastangel at gmail.com>
> To: "Nguyen Hong Quang" <nguyen.hong.quang at auf.org>
> Cc: "Truong Anh. Tuan" <tuanta at iwayvietnam.com>, "VFOSSA Members" <members at lists.vfossa.vn>, "Võ Thái Lâm"
> <vothailam at lactien.com>, "Xuân Huy Trần" <eleven8x at gmail.com>
> Sent: Monday, April 29, 2013 1:31:05 PM
> Subject: Re: Hỗ trợ cho MHST 2013
> 
> Chào mọi người,
> Sau đây là phát thảo kế hoạch tổ chức các lớp học mã nguồn mở của em. Mọi
> người có thể tham khảo và sửa ngay trên link
> https://docs.google.com/document/d/1XVRgSFJmQgz6Gu82WbYy9skjLVdr0E39KcIdWMsYX-o/edit?usp=sharing

Anh comment thêm bên dưới. Em chỉnh sửa thế nào là tùy ý.

> Trước mắt ý tưởng là vậy. Em sẽ tiếp tục xây dựng giáo trình, tìm tình
> nguyện viên và liên hệ tài trợ

Cần nhà tài trợ cho món gì nhỉ?

> Em cũng là một thành viên trong ban phát triển cộng đồng của VFOSSA, vì vậy
> sẽ đại diện đứng để tổ chức hoạt động đào tạo cho cuộc thi mùa hè sáng tạo.

+1.

> -----------------------------------------------------------------------
> 
> Phương thức tổ chức các lớp học Opensource:
> 
> Mục tiêu:
> - Phổ biến kiến thức mã nguồn mở đến với sinh viên yêu thích công nghệ
> thông tin. Từng bước xây dựng cộng động lập trình viên mã nguồn mở tại Việt
> Nam.
> - Bước đầu có ý thức cho sinh viên về vấn đề bản quyền và những lợi ích của
> việc tham gia cộng đồng mã nguồn mở.

+1.

Nhưng lưu ý là chúng ta (VFOSSA) đã thống nhất không sửa dụng thuật ngữ "mã
nguồn mở" (xem lại các thread trước) mà sử dụng chung là:

FOSS = FLOSS = Phần mềm tự do nguồn mở;
hoặc cần ngắn gọn thì dùng: Phần mềm nguồn mở;
(nhất quyết không có chữ mã)

> Hình thức
> - Tổ chức các lớp học chuyên đề khác nhau tùy theo mức độ để các sinh viên
> tham gia.

+1.

> Đề tài:
> - Sử dụng các công cụ hỗ trợ cộng tác dự án như SVN, GIT, Redmine, Jira.

+1 với SVN, Git. Tuy nhiên, anh mở rộng luôn cụ thể là dùng một cái Social
Coding site như GitHub luôn.

Còn học cái gọi là Redmine hay Jira để làm gì nhỉ?
Lưu ý dự án FOSS vận hành kiểu Bazaar, không vận hành kiểu Cathedral.

Cho dù Redmine là một PMNM, anh không nghĩ có thể nó có ích cho một dự án
FOSS vận hành đúng kiểu bazaar (cũng có thể anh không hiểu hết phần mềm này,
Trúc có thể giải thich rõ hơn được không? - nhân tiện làm rõ nội dung khóa
học này)

Jira thì anh cũng không có feeling gì; nhưng liệu có bị rơi vào vấn đề trên
không? Món này để làm gì nhỉ? Trúc giải thích rõ hơn xem nào.

> - Hướng dẫn sử dụng các framework OpenSource PHP, Python, Java

Có lẽ việc này hơi cụ thể quá, không hẳn đã trực tiếp là vấn đề FOSS;
Để mentor hướng dẫn trực tiếp cho SV theo đúng công nghệ được chọn thì hơn.

> - Các lớp học chuyên sâu về phần cứng, mạng và bảo mật.

Để làm gì?
Anh tự nhiên nghĩ là không biết có phải chúng ta đang bàn (và chỉ bàn) đến
việc nâng cao hiểu biết, nhận thức, kỹ năng FOSS cho mentor và SV hay không?

> - Bên cạnh đó có những lớp hướng cơ bản nhất về các phần mềm mã nguồn mở
> thường dùng dành cho mọi người.

+1. Nhưng cụ thể hơn đi Trúc.

> - Tổ chức các cuộc tọa đàm trao đổi sâu về các triết lý mã nguồn mở, cùng
> với các buổi xây dựng đóng góp cho cộng đồng.

Triết lý phần mềm tự do và/hoặc Triết lý phần mềm nguồn mở.
Chứ không có cái gọi là "Triết lý mã nguồn mở" Trúc nhé! Nói đến vấn đề
mang tính triết lý phải chính xác, đừng để người nghe hiểu nhầm, rất nguy
hại về sau.

> Kinh phí:
> Trước mắt có thể dùng các nguồn quỹ sau đây:
> - Quỹ MOST: dự án bản địa phần mềm mã nguồn mở vẫn còn một nguồn kinh phí
> chung do bộ khoa học công nghệ cấp, có thể sử dụng cho các hoạt động mã
> nguồn mở.
> - Quỹ hoạt động vfossa - mùa hè sáng tạo: dành cho cộng đồng mã nguồn mở
> Việt Nam trong đó VFOSSA đang tiến hành tổ chức cuộc thi mùa hè sáng tạo
> - Tài trợ từ các công ty tổ chức khác: Các công ty hiện tại đang hoạt động
> về lĩnh vực mã nguồn mở cùng với các cộng đồng.

Trước khi nói đến nguồn quĩ, ta nên lên một bảng ước tính sơ bộ cho mỗi lớp
học và cho nguyên cả đợt xem thế nào đã.
Anh thì đang nghĩ là chúng ta chẳng mất đồng nào!!

> Địa điểm:
> Trước mắt sẽ có các đơn vị sau sẵn sàng hỗ trợ địa điểm cho hoạt động:
> CNF - AUF: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh: Sẵn sàng các cơ sở cho việc đào tạo và
> giáo dục mã nguồn mở phi lợi nhuận, với các phòng lab có sẵn ubuntu.

AUF ngoài ở HN (chắc sẽ willing hỗ trợ địa điểm ngay) còn có ở TPHCM và Đà
Nẵng chắc cũng sẵn sàng.

Btw, welcome các công ty, cộng đồng hỗ trợ thêm. Ngoài HN, ngoài AUF còn có
thể tổ chức thoải mái ở KGCĐ.

> Công ty Lạc Tiên TP Hồ Chí Minh: Hỗ trợ hội trường và các phòng lab thực
> hành.

Lab cho việc gì nhỉ? giáo viên (volunteers) và học viên chỉ việc mang laptop
đến nối vào mạng là ok.
Anyway, Trúc phải lên chi tiết cụ thể hơn anh em mình mới có thể trả lời trọn
vẹn câu hỏi này.

> Chi tiết triển khai:
> 
> Các lớp học sẽ được tổ chức hàng tuần, hoặc 2 lần/ tháng. Xoay quanh các
> chủ đề khác nhau.

+1.

> Các đối tượng tham dự gồm: các sinh viên tham gia cuộc thi mùa hè sáng tạo,
> sinh viên, học sinh từ các trường có đầu tư vào hoạt động nguồn mở. Các
> cộng đồng trên internet, mạng xã hội.

+1.

> Các nguồn tài trợ có thể dùng cho: việc quảng bá, tài liệu cho hoạt động,
> chi phí tổ chức,

- Quảng bá: tìm cach free nhiều lắm (trên FB, forum...)
- Tài liệu: online, học viên tự in nếu thấy cần.
- Chi phí tổ chức: cụ thể là gì??

> Giáo trình sẽ được tổng hợp biên soạn, dịch lại từ các tài liệu trên mạng ở
> các mức căn bản và nâng cao.

Cụ thể hơn??

> Tình nguyện viên, giảng viên sẽ được tuyển chọn từ các cộng đồng và đồng
> thời được hỗ trợ chi phí đi lại và ăn uống.

Có thể! có vẻ rõ hơn rồi. Nhưng phải rõ nữa mới tính lên chi phí được.

> Các lớp học sẽ được thông báo, quảng bá trước 1 tháng.

+1. Những chắc là còn phải tùy theo từng lớp.

Kind regards,
Tuan


More information about the Members mailing list