[VFOSSA] Mô hình digital innovation tương lai cho VFOSSA

Vu The Binh binh at netnam.vn
Mon Jan 21 01:20:59 ICT 2013


Hi anh Sơn, anh Nghĩa,

Thú thực là những gạch đầu dòng anh Nghĩa trình bày hôm 19/01 nhân kỷ 
niệm 1 năm VFOSSA, nhà em đã biết và được "ngộ" cách đây cả chục năm, 
nhưng nghe lại và kiểm nghiệm lại tình hình ở VN trong 10 năm qua thì 
một lần nữa lại "gật gù" mà thấy "ngộ tiếp".

On 1/20/13 8:36 AM, Nghĩa Lê Trung wrote:
>     Các ý tưởng của Ngôn về làm giàu với FOSS thuần túy sẽ còn bị thách
>     thức trong nhiều năm tới. Người ta chỉ có thể lấy quá ít cty FOSS
>     trên Thế giới đã trở nên giàu có làm tấm gương.
Có lẽ chỗ này cần dừng lại một giây và nghĩ một chút. Ta định nghĩa là 
nào là "làm giàu" và "làm giàu với FOSS thuần túy"? Và thế nào là "giàu"?

Nếu định nghĩa "giàu" cỡ lãi 2/7 tỷ của Viettel năm qua, hay lãi như 
FPT, hay như Google, thì "làm giàu với FOSS thuần túy" đưa ra khối người 
tưởng mình hâm :D

>     Các ý kiến của Hưng rất thích đáng. "Đóng lại" là cần thiết để làm
>     kinh doanh. Và kinh doanh "đóng trên mở" là một trong những lựa chọn
>     kinh doanh, song hành với kinh doanh dịch vụ với FOSS.
Chuyện mở ra rồi đóng lại là chuyện xưa lắm rồi. Có khá nhiều ví dụ về 
chuyện này. Đương nhiên, sau khi đóng rồi thì hầu hết các ý tưởng/phần 
mềm đó sẽ không còn dính đến cộng đồng nữa. Một ví dụ rất hay mà em biết 
cách đây 10 năm là Orangeweb.

>     Hôm nay anh Nghĩa có bài "Lưu ý về phát triển PMNM..." rất đáng chú
>     ý. Anh Nghĩa dặn, trong đó có ý: "Nếu đóng lại thì sẽ lạc hậu...".
>     Nhưng đối với một cty, làm để rồi mở cho tất cả thì không thể tạo
>     kinh doanh thành công cho mình, khi mà các cty khác cũng được hưởng
>     source code đó ngang bằng với cty tạo ra nó. Và phải chăng việc
>     "đóng một cách chiến lược", "đóng mà không để mình lạc hậu" v.v...
>     là những lựa chọn.
Chỗ này em lại nghĩ khác. Phải chăng: Chính vì các công ty VN chưa dám 
mở đủ to, đủ dài để (suy nghĩ thực dụng) có thể phát triển phần mềm của 
mình dựa trên sự đóng góp của cộng đồng FOSS đủ nhiều, thế nên Việt Nam 
mới thiếu các phần mềm FOSS đình đám. Hình như đến giờ chỉ có NukeViet 
là có vẻ "đình đám".

Cũng khối DN Việt Nam "đóng một cách chiến lược" rồi, cũng có người làm 
kinh tế được.

> @anh Sơn: bài học của các công ty như CMC Linux, Vietkey Linux đã cho
> chúng ta thấy rõ đóng thì lạc hậu như thế nào. Khi đóng lại, ai cũng
> mong muốn "đóng để không bị lạc hậu", thậm chí còn có những câu hỏi cực
> đoan dạng "Sao bọn thế giới ngu thế nhỉ, lại đi mở nguồn cho mình xơi?".
> Nếu thế giới đều "ngu" thế, chắc sẽ không có FOSS.
CMC Linux hình như chưa từng mở :-) FOSS, thực ra, là cái cớ để thắng dự 
án. Một công ty to như CMC (đã từng) chỉ có một nhúm vài ba người lo 
phát triển và cập nhật CMC Linux. Khi thấy không có cửa bán được hàng, 
thì tự nhiên phải dẹp thôi. (Như dân ta hay nói: chỉ dân là thiệt). 
Trường hợp này, FOSS là thiệt, vì (hình như) mang tiếng.

Với DN Việt Nam định coi phần mềm là công cụ để làm ăn, thì cũng chỉ có 
mấy cách:
- làm thuê cho Tây
- làm phần mềm đóng bán cho đại chúng (như MISA)
- làm phần mềm may đo (như khối công ty làm)
- lấy FOSS về đóng lại oánh quả (như khối công ty làm)
- lấy tên FOSS để tạo sự khác biệt
- lấy FOSS làm nền tảng để bán/làm cái khác

Còn về cái chủ đề của thread này "digital innovation" và "tương lai của 
VFOSSA" và góp ý về MHST, các ideas trước tên đều nên welcome để trao 
đổi, còn việc BTC có dùng hay không thì phụ thuộc vào các tiêu chí của 
cuộc thi, sứ mệnh và nhiệm vụ của VFOSSA. Bàn mãi rồi nó cũng ra được 
kết luận ;-)

Cheers, Bình.


More information about the Members mailing list