[VFOSSA] Phóng viên ICTnews hỏi về hiện trạng phát triển phần mềm nguồn mở tại Việt Nam

Nguyễn, Thế Hùng thehung at vinades.vn
Sat Jun 7 12:11:47 ICT 2014


Với những câu hỏi củ chị Minh, em có một vài ý kiến sau:

Vào 13:42 Ngày 06 tháng 06 năm 2014, Minh Phambinh <binhminh1978vn at gmail.com
> đã viết:

> Em chào cả nhà.
> Bên ICTnews định làm loạt bài về phần mềm nguồn mở. Em đã gửi mail phỏng
> vấn bác Lê Trung Nghĩa. Tuy nhiên, cũng muốn hỏi thêm ý kiến của các anh
> chị em xem có đóng góp ý kiến, bình luận gì không để cho bài viết đa dạng
> thông tin.
> Một số vấn đề cần "trưng cầu dân ý" như sau ạ:
> - Phần mềm nguồn mở từng chịu cảnh "con rơi" khi các cơ quan Nhà nước, tổ
> chức, doanh nghiệp ngoảnh mặt quay lưng để kết thân với phần mềm thương
> mại, đặc biệt là phần mềm Microsoft. Đến nay, hiện trạng đã có thay đổi thế
> nào?
>

Những đơn vị kia đâu có "đẻ" ra phần mềm nguồn mở nên không thể nói nó bị
chịu cảnh "con rơi"! Chính xác thì phải phát biểu rằng: các cơ quan Nhà
nước, tổ chức, doanh nghiệp bỏ rơi một cơ hội để phát triển công nghệ thông
tin dựa trên PMNM. Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp ngoảnh mặt quay lưng để
kết thân với phần mềm thương mại chẳng qua là họ chưa thấy được lợi ích lâu
dài của PMNM (hoặc cái lợi ích trước mắt nó che lấp cái lợi ích lâu dài).


> - Đâu là những cơ hội mới để doanh nghiệp phần mềm nguồn mở phát triển
> kinh doanh tại Việt Nam?
>

Trước khi trả lời câu hỏi này cần định nghĩa thế nào là doanh nghiệp PMNM?
Nếu doanh nghiệp dùng phần mềm nguồn mở để kinh doanh nhưng không đóng góp
ngược lại cho PMNM thì có được coi là doanh nghiệp PMNM không? Thực tế
nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang sử dụng phần mềm nguồn mở để kinh
doanh rồi, chỉ có điều họ không thừa nhận hoặc không công bố việc này mà
thôi. Lấy ví dụ: Một dự án Công nghệ thông tin được đấu thầu thường được
doanh nghiệp nhận thầu sử dụng các thành phần PMNM để triển khai, giúp tiết
kiệm rất nhiều chi phí và công sức cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự sử
dụng PMNM để triển khai các giải pháp kinh doanh của mình cũng giúp doanh
nghiệp làm chủ công nghệ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm
so với việc tự phát triển mới...

Nhưng cho dù định nghĩa *doanh nghiệp phần mềm nguồn mở *như thế nào thì 2
điểm sau đây sẽ là cơ hội mới để *phần mềm nguồn mở* được doanh nghiệp đưa
vào phát triển kinh doanh ở Việt Nam nhiều hơn:
- PMNM ngày càng đa dạng và hoàn thiện giúp xây dựng các giải pháp công
nghệ thông tin dựa trên PMNM ngày một trở lên đơn giản hơn.
- Hạ tầng Internet ở Việt Nam ngày càng tốt hơn, băng thông rộng giúp việc
cung cấp phần mềm qua internet dưới dạng dịch vụ (SaaS) ngày càng trở lên
dễ dàng hơn.


> - Đâu là những lực cản từng tồn tại thời gian dài qua nhưng chưa được tháo
> gỡ? Lý do vì sao?
>

*Lực cản lớn nhất để Việt Nam phát triển PMNM là:*
1. Chưa có hành lang pháp lý (định mức chi) cho việc mua dịch vụ Công nghệ
thông tin (khối nhà nước), trong khi kinh doanh phần mềm nguồn mở chủ yếu
là kinh doanh dịch vụ chứ không phải bán giấy phép sử dụng, do đó doanh
nghiệp PMNM khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ PMNM cho khối cơ quan nhà
nước, mà nhà nước lại chính là một khách hàng lớn của lĩnh vực này.
2. Chưa đưa PMNM vào trong giáo dục, sách giáo khoa chủ yếu dạy về PM nguồn
đóng, do đó chúng ta không bao giờ giải quyết được tận gốc bài toán nguồn
nhân lực cho phát triển PMNM.


> - Cá nhân em thấy vẫn còn nhiều sở TT&TT chưa có kế hoạch triển khai ứng
> dụng phần mềm nguồn mở, và chưa biết nên làm gì. Phía cộng đồng nguồn mở
> nói chung, các doanh nghiệp phần mềm nguồn mở nói riêng có chủ động tìm đến
> những địa chỉ đó để tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển hay không?
>

Các doanh nghiệp PMNM cũng hơi nản trong việc tiếp cận với các cơ quan nhà
nước, thực tế như phần mềm nguồn mở NukeViet được rất nhiều các cơ quan, tổ
chức nhà nước sử dụng, từ website cấp bộ cho tới cổng thông tin cấp sở (chủ
yếu sử dụng miễn phí và các đơn vị tự triển khai). Tuy nhiên khi các đơn vị
này có kinh phí nâng cấp, triển khai thì lại đi theo mô hình mua phần mềm
nguồn đóng, do đó PMNM như NukeViet rất khó có cửa để theo các dự án này.
Mặc dù trên thực tế nếu làm bằng PMNM NukeViet không chỉ tốt hơn, mà còn
hiệu quả hơn.

Theo tôi các cơ quan nhà nước nên xác định rõ lợi ích của việc mời thầu
phần mềm sử dụng PMNM sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước,
đảm bảo chất lượng sản phẩm, tối ưu chi phí. Nếu họ chưa rõ về việc làm thế
nào để lập một dự án mời thầu bằng PMNM hiệu quả, có thể liên hệ Câu lạc bộ
Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) để được tư vấn miễn phí.


> - Sự phát triển của cộng đồng phần mềm nguồn mở Việt Nam hiện nay thế nào?
> Cộng đồng các doanh nghiệp phần mềm nguồn mở đã thực sự bắt tay nhau để
> khai phá thị trường hay chưa?
>

VFOSSA được hình thành để đi tới mục tiêu đó.


>  - Điểm mạnh/ điểm yếu của các doanh nghiệp phần mềm nguồn mở Việt Nam
> hiện nay là gì?
>

Vẫn cần định nghĩa rõ thế nào là "doanh nghiệp phần mềm nguồn mở Việt Nam"?
Nếu định nghĩa theo kiểu "doanh nghiệp phần mềm nguồn mở Việt Nam" là các
doanh nghiệp phát triển hoặc cung cấp dịch vụ trên PMNM thì liệu các doanh
nghiệp đang cung cấp dịch vụ trên nền PMNM hoặc sử dụng PMNM trong các giải
pháp của mình nhưng không công bố có được xếp vào loại này hay không?

Ở Việt Nam không có nhiều doanh nghiệp phần mềm nguồn mở theo kiểu 100% cho
hoạt động nguồn mở hoặc phát triển PMNM hoặc đóng góp cho PMNM do đó tạm
thời theo tôi chúng ta không nên đề cập đến phương diện này nữa. Còn xét
theo góc độ "doanh nghiệp phần mềm Việt Nam làm nguồn mở" thì tôi thấy có
những điểm mạnh/yếu sau:
- Các doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam từ nhỏ đến lớn đều ít
nhiều có sử dụng hoặc cung cấp dịch vụ dựa vào PMNM, tỉ lệ doanh nghiệp
không đụng đến PMNM chắc chắn nhỏ hơn số DN có va chạm với PMNM. Do vậy tôi
tin rằng nếu một dự án công nghệ thông tin đấu thầu công khai, bình đẳng
PMNM và PM nguồn đóng, dựa trên tiêu chí kinh tế/kỹ thuật khách quan thì
chắc chắn doanh nghiệp sẽ lựa chọn giải pháp PMNM để làm thầu thay vì sử
dụng giải pháp phần mềm nguồn đóng.
- Các doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam sử dụng nhưng hầu như
không đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của PMNM ở Việt Nam và thế giới
(ví dụ như hành động nhỏ nhất là công bố sử dụng PMNM nhằm cổ vũ cho phát
triển PMNM cũng không có. Chính vì sử dụng phần mềm nguồn mở heo kiểu nguồn
đóng cho nên các doanh nghiệp này không làm chủ được về công nghệ, không
thúc đẩy được phần mềm phát triển. Đây chính là điểm yếu của các doanh
nghiệp Việt Nam khi làm PMNM.


> - Một vấn đề thường được các tổ chức, doanh nghiệp đưa ra làm cớ để chưa
> sử dụng, ứng dụng phần mềm nguồn mở, đó là có nhiều hoạt động nghiệp vụ
> chưa thể tìm được phần mềm nguồn mở có khả năng hỗ trợ, ứng dụng; hoặc cộng
> đồng nguồn mở Việt Nam còn quá nhỏ, thiếu nhân lực hỗ trợ quá trình triển
> khai ứng dụng phần mềm nguồn mở; hoặc lo ngại về vấn đề an toàn an ninh
> mạng. Anh có phản biện gì về vấn đề này?
>

 Khi nào họ thấy cần, họ sẽ triển khai thôi, đến lúc này thực tế đã chứng
minh rồi. Nếu tầm nhìn hạn chế, người ta sẽ tiếp tục nghĩ thế cho dù anh có
phản biện như thế nào.


> - Mới đây anh Nghĩa có bài dịch trong đó nêu ý Trung Quốc tẩy chay phần
> mềm Microsoft và tạo điều kiện cho phần mềm nguồn mở phát triển, nhưng Việt
> Nam không làm được như vậy. Anh chị em có bình luận gì thêm về câu chuyện
> này không?
>

Trung Quốc nhanh nhạy hơn ta trong việc tiếp cận PMNM, bởi vì tư duy của họ
là muốn tiến lên làm bá chủ trong lĩnh vực này. Và thực tế là họ đã chứng
minh được điều đó thông qua việc làm ra một số hệ điều hành dùng riêng cho
họ; thông qua việc kiểm soát toàn bộ vị trí các thuê bao di động theo thời
gian thực; tạo ra tường lửa Vạn Lý Trường Thành có thể phong tỏa mạng lưới
internet của họ đối với thế giới bên ngoài... Việc Trung Quốc tẩy chay hệ
điều hành Microsoft chỉ là chuyện nhỏ đối với họ vì thực tế họ có thể làm
việc này. Còn Việt Nam đúng là không thể vì chúng ta chưa có hành động để
đón nhận việc này. Nếu cách đây 10 năm chúng ta thực thi chính sách phát
triển PMNM ở Việt Nam tốt thì bây giờ câu chuyện đã khác. Tuy nhiên việc
đẩy mạnh ứng dụng, đào tạo, phát triển PMNM ở Việt Nam càng trở lên cấp
thiết, bởi vì nếu không thể dùng nó thay thế hoàn toàn phần mềm nguốn đóng
kiểu như Trung Quốc sẵn sàng tẩy chay phần mềm Microsoft thì ít ra chúng ta
cũng có thể tạo ra một đối trọng cân bằng trong tương lai. Quan trọng là
chúng ta có ý thức xây dựng cho tương lai của mình như thế nào, có phải
không?

*: Bài viết nếu sử dụng câu trả lời của em chị vui lòng đăng đầy đủ câu trả
lời; có thể đăng tên tuổi của em mà không cần ẩn danh chị Minh nhé!

-- 

Trân trọng,

Nguyễn Thế Hùng
-------------- next part --------------
An HTML attachment was scrubbed...
URL: http://lists.vfossa.vn/pipermail/members/attachments/20140607/4275851d/attachment-0001.html 


More information about the Members mailing list