<div dir="ltr"><div><b>Dear Tú:<br></b><br>Anh có nhiều trao đổi với thành viên VFOSSA trong thời gian qua và muốn tổng kết - trước hết phải nói rõ hầu hết tụi anh làm doanh nghiệp nên &#39;hiểu biết riêng&#39; về Giáo dục, đặc biệt trong ĐH có thể có phần chưa chuẩn - may đúng là &#39;nghề gia truyền&#39; của Tú :) - email này anh đi vào vấn đề <b>cách tiếp cận và định hướng</b>. Trong đó quan trọng là: làm đúng từ đầu! <br>
<br>Rất thẳng thắn, có ý kiến cho rằng cách đặt vấn đề của nhà trường và cách hiểu giải quyết của Tú có thể chưa đúng với tinh thần của quan hệ vốn có giữa giáo dục và nguồn mở (Free Open Source Software - FOSS) - có thể do VFOSSA mới đến ICTU lần đầu :) - cần có điều chỉnh: <br>
<br>- Thứ nhất, trong môi trường giáo dục thì phần mềm mẫu để giảng dạy phải là nguồn mở. Bởi có mở người ta mới nghiện cứu, sửa đổi, phát triển được nó. <br><br>- Thứ hai, khi dùng công cụ là nguồn đóng (các môn học lập trình được cấp chứng chỉ hãng chẳng hạn) để đào tạo thì lại là việc đào tạo thợ cho công cụ độc quyền, một cách cạnh tranh tinh vi của các hãng phần mềm lớn. Cái này là hơi bị lệch lạc: Giáo dục là đào tạo ra con người tự do không bị ràng buộc bởi cái gì (kể cả phần cứng hay phần mềm, đặc biệt cần tránh phụ thuộc vào các tên tuổi lớn: Hãng)<br>
<br>Nếu không có cách tiếp cận đúng, rất có thể Tú tại ICTU sẽ soạn một cái giáo trình mà dạy phát triển phần mềm mẫu (kết quả) bằng công cụ lập trình nguồn mở. Như thế thì không khác gì với dạy bằng công cụ nguồn đóng cả. Tư duy lập trình, phương pháp, là như nhau. Khác chăng là công cụ - làm như thế không có ý nghĩa gì cho &quot;nguồn mở&quot;.<br>
<br>Như vậy rất mong Tú, khi đã muốn/&#39;quyết&#39; dạy thì cần/nên/phải dạy những điều mà anh Lê Trung Nghĩa và a. Trương Anh Tuấn mất rất nhiều công sức rao giảng (qua nhiều năm, năm này qua năm khác...): <br>- Triết lý của phần mềm nguồn mở là tự do cho mọi người phát triển, phân phối và sử dụng bằng 4 quyền tự do cụ thể: quyền tự do sử dụng, quyền tự do sao chép, quyền tự do nghiên cứu, quyền tự do sửa đổi.<br>
- Lịch sử phát triển của &quot;linux&quot; và các ứng dụng nguồn mở với các lần rẽ nhánh và kết thúc của một số nhánh (các bản phân phối Linux khác nhau Debian, Red Hat, SuSe, Mandriva,...; các sản phẩm điển hình rẽ nhánh như OpenOfffice (mở của StarOffice) rẽ LibreOffice,...)<br>
- Phương pháp phát triển nguồn mở là có gốc dựa vào cộng đồng: gốc, rẽ nhánh, đóng góp về gốc, tiếp tục phát triển,... <br><br></div>--&gt; một cách khá tóm tắt là cần định hướng tư duy một cách đúng và đủ trước khi chỉ đơn thuần là sử dụng các công cụ cụ thể (như dạy nghề / hướng nghiệp...)<br>
<br><div>Nếu tại ICTU có hướng đề Giảng viên giảng dạy các nội dung trên đây, lúc đó mới là tạo ra những kỹ sư tin học sẵn sàng năng lực và hiểu biết tham gia cộng đồng nguồn mở - vì quyền tham gia hay không là tùy họ, tự do mà :-)<br>
<br>Tháng 10 tụi anh có kế hoạch đến ICTU, qua các trao đổi email rất mong em cùng các thành viên VFOSSA trải lòng, hiểu rõ và hiểu đúng về nhau - lúc đó khi gặp em cùng thầy Bình chúng ta &#39;có điều gì cụ thể để nói&#39;. Con đường đi còn dài và những người đi đầu luôn có cơ hội thành công cao - đặt nền móng cho sự nghiệp mà đôi khi chính người tạo ra nó chưa thể nhìn được thấu hết. <br>
<br>Tú cho anh thông tin phản hồi sớm nhé - cũng như các anh và các bạn VFOSSA có bổ xung / chỉnh sửa cho ý kiến,<br><br><b>- Hậu </b><br><br></div></div><div class="gmail_extra"><br><br><div class="gmail_quote">2013/9/22 Van Hau Luu <span dir="ltr">&lt;<a href="mailto:hau.lv@i3-vietnam.com" target="_blank">hau.lv@i3-vietnam.com</a>&gt;</span><br>
<blockquote class="gmail_quote" style="margin:0 0 0 .8ex;border-left:1px #ccc solid;padding-left:1ex"><div dir="ltr"><div><div><div><div><div></div><b>Thưa chủ tịch và các anh, các bạn: </b><br><br></div>Gần nửa năm sau sự kiện<a href="http://www.ax.ins.vn/index.php/ve-asianux/tin-tuc/84-vfossa-dh-thainguyen" target="_blank"> <span></span><span></span>&#39;VFOSSA lần đầu đến ĐH Thái Nguyên&#39; </a>em giữ liên lạc thường xuyên với trường, thông qua một số sự kiện mà i3 tài trợ cũng như cung cấp thông tin mang tính định hướng trực tiếp tới các em sinh viên. Có lẽ gieo hạt mãi rồi cũng có ngày cây trổ hoa - Chủ tịch và cả nhà đọc email dưới đây từ Thầy Tú, ĐH CNTT và TT Thái Nguyên. <br>

<br></div><div></div><div>Thông tin thêm đến Tú: nhận lời mời tham dự Software Freedom Day 2013, bạn Cường đã dẫn một nhóm 04 sinh viên đến ĐH Bách Khoa HN - anh đánh giá cao hành động và sự nhiệt tình của Cường và SV ICTU nói chung, một số hình ảnh để Tú tham khảo về sự kiện - tụi anh có kế hoạch vào cuối tháng 10 đến ICTU một lần nữa tham dự sự kiện ở đây (Cường trao đổi chi tiết với Tú sau):<br>

<br>- <a href="http://ins.vn/photos/index.php/SFD2013" target="_blank">http://ins.vn/photos/index.php/SFD2013</a><br>- <span><font color="#888888"><a href="http://www.flickr.com/photos/vuhung/sets/72157635751385846/" target="_blank">http://www.flickr.com/photos/vuhung/sets/72157635751385846/</a><br>

- <a href="http://www.flickr.com/photos/huuthanhng/sets/72157635715245975/" target="_blank">http://www.flickr.com/photos/huuthanhng/sets/72157635715245975/</a> <br></font></span></div><div><br></div>Như trao đổi với Tú, anh sẽ kết nối ICTU với <a href="http://www.ctu.edu.vn/pmnm/" target="_blank">http://www.ctu.edu.vn/pmnm/</a> và <a href="http://dnict.vn/" target="_blank">http://dnict.vn/</a><br>

<br>Mong có sự phản hồi, ủng hộ nhiệt tình từ cá nhân Chủ tịch cùng toàn thể thành viên VFOSSA (có thể liên lạc thông qua diễn đàn VFOSSA hoặc trực tiếp) để Thày Tú và ĐH CNTT và TT Thái Nguyên triển khai đào tạo PMNMTD thành công, hiện thực hóa thông điệp mà anh Lê Trung Nghĩa đã gửi gắm trong buổi kỷ niệm &#39;thôi nôi VFOSSA: 2013 PMNMTD tập trung vào ngành Giáo dục!<br>

<br></div><b>Trân trọng,<br></b></div><b>- e. Hậu <br></b><div><div><div><br><div><div><br><div class="gmail_quote">---------- Forwarded message ----------<br>From: <b class="gmail_sendername">Bùi Anh Tú</b> <span dir="ltr">&lt;<a href="mailto:batu@ictu.edu.vn" target="_blank">batu@ictu.edu.vn</a>&gt;</span><br>

Date: 2013/9/19<br>Subject: v/v Tu vấn về các vấn đề tự do nguồn mở!<br>To: <a href="mailto:hau.lv@i3-vietnam.com" target="_blank">hau.lv@i3-vietnam.com</a><br><br><br><div dir="ltr">Chào anh Hậu!<div>Em là Tú, giảng viên trường CNTT &amp; TT, lĩnh vực giảng dạy chuyên môn là Công nghệ phần mềm.</div>

<div>Thời gian vừa rồi em có được giao soạn bài giảng một môn có tên: Phát triển phần mềm mã nguồn mở. Về cơ bản thì em cũng đã có soạn một cái đề cương và giảng dạy theo đề cương này, tuy nhiên cho tới hiện nay em cảm thấy chưa được bằng lòng với nội dung của nó.</div>


<div>Được biết các anh là những ngừoi đã nghiên cứu lâu năm trong lĩnh vực này nên em gửi email này nhờ các anh tư vấn, hỗ trợ giúp một số vấn đề sau đây:</div><div>1. Theo kinh nghiệm triển khai các dự án nguồn mở của các anh thì một sinh viên muốn đi theo lĩnh vực này, để tham gia vào cộng đồng nguồn mở thì nên TRANG BỊ NHỮNG KIẾN THỨC GÌ? VỀ NHỮNG MẢNG NÀO? Nếu có thể định hướng giúp cho em cả công nghệ, công cụ và lộ trình phát triển cho một dự án?</div>


<div>2. Nếu nghe tên môn học như trên thì các anh có tư vấn gì về nội dung của nó hay không?</div><div><br></div><div>Tạm thời em mới chỉ nghĩ ra như vậy, hy vọng các anh có thể giúp đỡ định hướng. Bản thân em thì không ngại về vấn đề công nghệ, công cụ, chỉ có điều mình chưa làm thật bao giờ nên sợ sẽ định hướng sai lệch cho sinh viên thì không nên.</div>


<div><br></div><div>Có gì em sẽ nhờ các anh tư vấn thêm, trân trọng cảm ơn các anh!<span class="HOEnZb"><font color="#888888"><span><font color="#888888"><br clear="all"><div><br></div>-- <br><div dir="ltr">ThS. Bùi Anh Tú<br>
Bộ môn: Công nghệ phần mềm<br>
Khoa: Công nghệ thông tin<br>Trường: Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông.<br>
Email: <a href="mailto:batu@ictu.edu.vn" target="_blank">batu@ictu.edu.vn</a><br>Phone: 0914.400.246 - 0983.555.333<br></div>
</font></span></font></span></div></div>
</div><br></div></div></div></div></div></div>
</blockquote></div><br></div>