[VFOSSA] Y tuong cua tap chi TH&DS cho cuoc thi MHST 2012

Nguyễn Hữu Thành huuthanh.ng at gmail.com
Wed May 9 09:53:07 ICT 2012


Vào 17:19 Ngày 08 tháng 5 năm 2012, Nguyen The Hung
<thehung at vinades.vn> đã viết:
>
> Bác Thành nêu
> ý tưởng đi xem bọn em có hiện thực hóa nó được thành ý tưởng cho MHST 2012
> hay ko?
>
>
Thực ra tôi không tin ý tưởng này có tính sáng tạo nào cho sinh viên
nên ngần ngại đưa ra. Có chăng là ý tưởng sáng tạo cho một hoạt động
xã hội theo cách dân sự mà ở ta đang thiếu ("xã hội dân sự" là một ngữ
đang không được khuyên dùng).

Chuyện bắt đầu từ vụ lũ lụt gây hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung
năm 2010. Tòa soạn chúng tôi tổ chức một chuyến cứu trợ cho các huyện
thuộc Hà Tĩnh.

Khi cứu trợ ai cũng sẽ đặt câu hỏi:
- Cứu trợ ai?
- Cứu trợ bằng gì?
- Đưa tới người thụ hưởng bằng cách nào?

Về nguyên tắc thì dựa vào một hệ thống lớn có tổ chức ta có thể làm
được tất cả mọi việc một cách yên tâm. Cả ba câu hỏi trên rất dễ trả
lời nếu có được một hệ thống như vậy:
- Tiền là vật ngang giá chung cho mọi loại hàng hóa, thì cứu trợ bằng
tiền là tốt nhất, góp tiền cho hệ thống
- Cứu trợ ai, cái gì, bằng cách nào? Hệ thống sẽ lo hết một cách tốt nhất.

Nhưng?
Nhưng chúng ta đang sống trong một xã hội mất lòng tin. Thực tế có rất
nhiều hộ cứu trợ không muốn gửi tiền cho ai, muốn tự mình đi tận nơi
để yên tâm rằng cứu trợ đến được địa chỉ. Chúng tôi cũng vậy.

Lựa chọn của chúng tôi:
- Cứu trợ cho các cháu học sinh dưới danh nghĩa Tạp chí và các "hộ"
đóng góp khác.
- Hàng cứu trợ gồm vở viết, dụng cụ học tập, đồ vệ sinh cá nhân cho
học sinh, vở giáo án cho giáo viên.
- Tự thuê xe chở hàng đi giao tận nơi.

Kết luận từ chuyến đi của Tòa soạn và quan sát thấy:

1. Không phải bao giờ cũng đưa được đúng người đúng cái họ cần. Như
chúng tôi giúp vở viết, nhưng một suất quà buộc phải có cả hai loại kẻ
li (cấp 1) và kẻ dòng (cấp 2) rồi để các cháu trong trường tự trao đổi
lấy. Vì mình làm sao phân biệt được chính xác sẽ trao quà cho ai. Báo
chí đưa tin có nhà nhận cứu trợ 900 gói mỳ tôm và có nhà được tới...
66 chai nước mắm. Trong khi có nhiều nơi không được "ánh sáng báo chí"
soi rọi thì cũng thiệt hại nhưng không ai biết để dòm ngó. Trong gói
quà của chúng tôi, các thầy đánh giá có giá trị thực tế hơn cả lại
là... đồ vệ sinh cá nhân cho các cháu (bàn chải răng, khăn mặt, xà
phòng,...) vì các thứ khác đã có đầy :-)

2. Công tác cứu trợ tốn kém: Có nhiều đoàn lớn trước khi tổ chức cứu
trợ họ còn cử đoàn đi khảo sát trước, tốn kém một chuyến tiền trạm. Vì
thế những ngày sau lụt, nhất là ngày cuối tuần thị xã đông vui vì
khách đi... cứu trợ.
Như đoàn chúng tôi cứu trợ được 50 triệu đồng mà chuyến đi tốn 5
triệu, hiệu suất không cao.

3. Không giúp đúng mức cần hỗ trợ: hỏi chuyện phóng viên thường trú
báo ND ở Hà Tĩnh, người đưa chúng tôi đi những nơi cần giúp, về việc
có địa phương thu lại tiền hỗ trợ sau khi người cứu trợ về?
Thì được trả lời: đoàn đầu tiên đến địa phương chọn những nhà thiệt
hại nặng cần cứu trợ trước, mỗi nhà được thùng mì tôm với ít thứ đồ
khác, đoàn thứ hai đến những người thiệt hại nhẹ hơn, mỗi nhà được một
phong bì 500 nghìn đồng. Vậy là địa phương đặt vấn đề san sẻ lại để
thiết thực hơn, thì bị những người "có cá vào ao" không chịu, phản ứng
gây nên chuyện địa phương thu tiền cứu trợ. Thật khó xử nếu không có
tình làng nghĩa xóm.

4. Vấn đề về cứu trợ như thế nào tiếp tục được mổ xẻ hậu thảm họa như
bài đăng trên VietnamNet
http://vnn.vietnamnet.vn/xahoi/201011/da-cuu-tro-thi-dung-nghi-da-nghi-thi-dung-cuu-947129/index.htm?mode=mobile

Xong đoạn đặt vấn đề :-)
-- 
Nguyễn Hữu Thành


More information about the Members mailing list