[VFOSSA] Giáo dục STEM và FOSS

Trung Nguyen The trung at dtt.vn
Fri Feb 14 10:21:11 ICT 2014


Cảm ơn anh Quang,
Em gửi email này tới Quảng và Tuấn để biết và là đầu mối trao đổi bên DTT
Trân trọng
Nguyễn Thế Trung


Nguyễn Thế Trung
Managing Director

DTT Technology Group
Add: DTT, level 4, building number 63 Lê Văn Lương street.
Web: www.dtt.vn


2014-02-14 10:09 GMT+07:00 Nguyen Hong Quang <nguyen.hong.quang at ifi.edu.vn>:

>  Chào cả nhà,
>
> Gửi mọi người một bài viết hay của ông J. Vũ (Đại học CMU) do anh Ngô
> Trung Việt đưa lại trên mailing list ict_vn về một hướng đổi mới trong giáo
> dục đang được các nước phát triển ứng dụng mạnh mẽ.
>
> Giáo dục luôn là một khu vực mà VFOSSA đặc biệt quan tâm. Giáo dục STEM sẽ
> là một mảnh đất màu mỡ đầy tiềm năng để sử dụng FOSS. Hiện nay trong số
> thành viên của VFOSSA có Cty DTT đã và đang đầu tư  mạnh vào mảng chủ đề
> này. Trong cuộc gặp đầu năm tại văn phong mới của DTT hôm 12/2 vừa rồi mà
> tôi và một số anh em VFOSSA được mời dự, anh Nguyễn Thế Trung, TGĐ DTT, đã
> bày tỏ mong muốn nhận được sự ủng hộ của cộng đồng và sự chung tay góp sức
> của VFOSSA để có thể đưa hình thức giáo dục mới này đến với các trường học
> Việt Nam. Hiện tại DTT đã tạo được một mạng lưói một số trường phổ thông
> ứng dụng phương thức mới này. Phương thức triển khai là xã hội hóa, nhà
> trường, doanh nghiệp và phụ huynh cùng làm. Được biết Bộ GD&ĐT đã biết đến
> STEM và có sự hậu thuẫn cho sáng kiến này trong chương trình đổi mới GD.
>
> Nhân đây tôi xin mở ra thread trao đổi về chủ đề này trong cộng đồng mà
> tôi tin chắc có nhiều người quan tâm và có ý tưởng, gợi ý. Các bạn DTT đang
> tham gia dự án STEM hãy lên tiếng cho thông tin cụ thể về công việc các bạn
> đã và đang làm, những dự định đang ấp ủ và nhu cầu chia sẻ, hợp tác để mọi
> người có thể đăng ký tham gia hoặc chia sẻ kinh nghiệm. Tôi ủng hộ ý tưởng
> thành lập một cộng đồng STEM của Việt Nam và VFOSSA sẵn sàng đóng vai trò
> đầu mối hợp tác và chia sẻ cho cộng đồng.
>
> Thân ái,
> Quang
>
> -------- Message original --------  Sujet: [ict_vn: 2101] Giáo dục STEM  Date :
> Fri, 14 Feb 2014 08:07:21 +0700  De : Ngo Trung Viet <ntviet at gmail.com><ntviet at gmail.com>  Répondre
> à : ict_vn at googlegroups.com  Pour : ict_vn at googlegroups.com
>
> Mặc dầu đại học KHÔNG dành cho mọi người, một số có thể vào trường
> hướng nghề thì tốt hơn, nhưng trong thời đại thông tin này, giáo dục
> đại học không còn là điều xa hoa mà là sự cần thiết, đặc biệt trong
> lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM). Ngày nay
> giáo dục đại học là bản chất cho sự mạnh khoẻ của xã hội. Nền kinh tế
> toàn cầu đòi hỏi rằng công nhân phải có tri thức và kĩ năng nào đó nếu
> họ muốn có chuẩn sống khá. Thị trường việc làm cũng yêu cầu công nhân
> phải có cả tri thức kĩ thuật và khả năng thích ứng với công nghệ thay
> đổi nhanh chóng. Điều đó nghĩa là kĩ năng kĩ thuật chỉ là bước đầu
> tiên nhưng công nhân cũng phải có thái độ học tập cả đời để bắt kịp
> với nhu cầu thị trường.
>
> Tuy nhiên ở các nước đang phát triển, nhấn mạnh vào giáo dục tốt, đặc
> biệt trong lĩnh vực STEM, vẫn bị giới hạn. Nhiều hệ thống giáo dục qua
> chậm thay đổi. Mặc dầu mọi người đều đồng ý rằng giáo dục thực hành là
> quan trọng nhưng sinh viên vẫn được dạy "phương pháp cũ" nhấn mạnh vào
> ghi nhớ thay vì phát triển kĩ năng để giải quyết vấn đề. Sinh viên
> phải biết nhiều lí thuyết để qua các kì thi, nhưng ít người biết cách
> áp dụng tri thức của họ vào công việc thực. Trong nhiều năm, những
> người hàn lâm đã tranh luận về mục đích của giáo dục mà không có kết
> luận. Giáo dục có thể là "sự nghiệp cao quí" hay "lí tưởng cao" nhưng
> nó phải thực tế. Cách nhìn của tôi về mục đích của giáo dục là phát
> triển tri thức và kĩ năng cho mọi người để cho họ có thể là thành viên
> năng suất của xã hội và sinh ra phát kiến để kích thích tăng trưởng
> kinh tế để hỗ trợ cho tiến bộ của xã hội.
>
> Một khảo cứu toàn cầu gần đây báo cáo rằng chỉ 10% tới 20% người tốt
> nghiệp đại học ở các nước đang phát triển là có tri thức và kĩ năng
> "làm việc được" theo chuẩn quốc tế. Điều đó nghĩa là cách các nước này
> phát triển vốn con người của họ là rất không hiệu quả. Không có hành
> động đúng, người của họ sẽ vẫn còn trong mức độ "thu nhập thấp" và
> không thể đi lên trạng thái "thu nhập cao" hay chuẩn sống của các nước
> đã phát triển. Khảo cứu này nói rằng giữa các năm 2010 tới 2020 thế
> giới sẽ đối diện với thiếu hụt 40 triệu công nhân có kĩ năng cao nhưng
> đồng thời đã dư thừa 125 triệu công nhân lao động kĩ năng thấp người
> sẽ phần lớn là bị thất nghiệp và sống trong nghèo nàn. Không may,
> nhiều nước đang phát triển không có kế hoạch để cải tiến giáo dục
> STEM. Kết quả là, sinh viên của họ không được chuẩn bị để cạnh tranh
> việc làm trong các khu vực đang dẫn lái kinh tế toàn cầu.
>
> Mặc dầu có ít trường trong các nước đó đã chấp nhận đào tạo STEM và
> phương pháp dạy mới nhưng họ vẫn thực hiện trên qui mô nhỏ thay vì đại
> tu hoàn toàn hệ thống giáo dục. Khó theo dõi đào tạo và đóng góp hiệu
> quả của họ cho xã hội. Tuy nhiên nếu các trường này có thể chia sẻ các
> chương trình đào tạo STEM của họ cũng như các phương pháp dạy với các
> trường khác qua một loại cộng tác nào đó, mọi sự sẽ cải tiến. Nhưng
> chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy chỉ là bước đầu, để tạo
> điều kiện cho đào tại STEM nhiều hơn, các nước phải bắt đầu với thầy
> giáo và đảm bảo rằng họ có các thầy giỏi nhất. Chính thầy giáo tạo ra
> thay đổi. Do đó đào tạo thầy giáo nên được coi là ưu tiên cao và được
> khuyến khích bằng việc trả lương cho các thầy STEM nhiều hơn các thầy
> khác. Thầy STEM giỏi yêu cầu đào tạo đặc biệt và kĩ năng của họ có nhu
> cầu cao. Trong thế giới toàn cầu hoá này, không nước nào có thể phát
> triển kinh tế ổn định và thịnh vượng, nếu họ bỏ qua sự kiện là công
> nghệ là dẫn lái then chốt và không cái gì có thể được đạt tới nếu
> không có ngân sách để phát triển thầy giáo STEM.
>
> Để phát triển thế hệ tiếp các công nhân có kĩ năng cho đất nước, đào
> tạo STEM phải bắt đầu sớm, từ trường tiểu học tới trung học và đại
> học. Đặc biệt ở mức đại học, sinh viên ghi danh vào các lớp STEM phải
> được khuyến khích và con số lớp STEM phải được gấp đôi hay gấp ba để
> đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Mọi phụ huynh nên đòi hỏi rằng con cái họ
> được giáo dục trong kĩ năng STEM. Mọi sinh viên nên biết rằng có thiếu
> hụt toàn cầu 40 triệu vị trí trong khu vực STEM và nếu họ học STEM, họ
> có thể xây dựng nghề nghiệp tuyệt vời và đóng góp cho xã hội của họ và
> hỗ trợ cho tăng trường kinh tế của nước họ.
>
> John Vũ, CMU
>
> --
> # Ghi chú: ICT_VN at googlegroups.com là mailing-list (ML) gồm các
>   nhà nghiên cứu, giảng dạy, triển khai và quản lý CNTT-TT
>   từ các Trường, Viện, Doanh nghiệp và Cơ quan - Tổ chức
>   Chính phủ và phi Chính phủ;
> # Xin đề nghị chỉ gửi những trao đổi hữu ích chung cho
>   cộng đồng ICT_VN.
> # (Tạm thời không dùng địa chỉ ict-vn at coltech.vnu.vn)
> # Liên hệ với quản trị ML: nnbinh2010 at gmail.com
> ---
> You received this message because you are subscribed to the Google Groups "ICT_VN" group.
> To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to ict_vn+unsubscribe at googlegroups.com.
> For more options, visit https://groups.google.com/groups/opt_out.
>
>
>
>
>
> _______________________________________________
> POST RULES: http://wiki.vfossa.vn/guidelines:mailinglist
> _______________________________________________
> Members mailing list: Members at lists.vfossa.vn
> http://lists.vfossa.vn/mailman/listinfo/members
> VFOSSA website: http://vfossa.vn/
>
-------------- next part --------------
An HTML attachment was scrubbed...
URL: http://lists.vfossa.vn/pipermail/members/attachments/20140214/ac238031/attachment-0001.html 


More information about the Members mailing list