[VFOSSA] Nhận định về MHST 2012

Phan Anh Dung fanzung at gmail.com
Mon Jul 2 13:46:13 ICT 2012


2012/7/2 Nguyễn Vũ Hưng <vuhung16plus at gmail.com>

> Gửi anh Sơn,
>
> Em nghĩ bạn Hoàng Minh Thắng cần có một vị trí trong BGK, BTC MHST để thực
> hiện được những ý tưởng mà Thắng viết trong blog đã nêu.
>
>
+1

Bắt tay vô làm mới thấy khó :)



> Nguyễn Vũ Hưng
>
> 2012/6/29 Tran Luong Son <tran.luong.son at vietsoftware.com>
>
>>
>> Chào các anh,
>>
>> Một bài viết rất ấn tượng, đáng khâm phục của bạn [trẻ?] Thắng về tâm
>> huyết, sự cởi mở và tầm nhìn.
>>
>> Rất ủng hộ phong trào MHST và cty VSI cũng có tham gia, quả thật tôi
>> không có nhiều thông tin về hoạt động này, và sự tham gia chủ yếu là từ
>> niềm tin vào FOSS.
>>
>> Bài viết của bạn Thắng đã nêu thực trạng MHST theo nhận đinh cá nhân,
>> nhưng có lẽ chứa những sự thật làm chúng ta phải suy nghĩ.
>>
>> Tôi cho rằng MHST của chúng ta khác hẳn với các nước khác do nó chỉ dựa
>> trên lòng nhiệt tình mà thiếu yếu tố thương mại, như giá trị thị trường của
>> sản phẩm, sự tài trợ của các cty, các tổ chức (Nhà nước) và các cty có tài
>> trợ thì cũng hạn chế vì họ không thấy lợi ích nhiều từ hoạt động này so với
>> các couterpart của họ ở các nươc mà phong trào PMNM phát triển.
>>
>> Và như vậy, cơ hội "điều chỉnh" MHST theo hướng tốt hơn như khuyến nghị
>> của bạn Thắng là nhỏ, nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề nền tảng
>> hơn, đó là việc xây dựng một môi trường thuận lợi (enabling) cho sự phát
>> triển của PMNM. Đó cũng chính là sứ mệnh mà VFOSSA đang gánh lấy, trong
>> hàng núi những hạn chế của thời cuộc.
>>
>> Vài suy nghĩ chia sẻ nhân dip cuối tuần.
>>
>> TLSon.
>>
>>
>>
>> ------------------------------
>> *From: *"Nguyễn Vũ Hưng" <vuhung16plus at gmail.com>
>> *To: *"VFOSSA Members" <members at lists.vfossa.vn>
>> *Sent: *Friday, June 29, 2012 8:55:29 AM
>> *Subject: *[VFOSSA] Nhận định về MHST 2012
>>
>>
>> Chào các bác,
>>
>> Anh Hoàng Minh Tháng, có liên quan tới nhóm *NGU VL*,
>> đưa ra những nhận định *thông minh* và sắc bén về MHST 2012.
>>
>> Vì bài viết của anh rất súc tích, cô động nên /me không thể tổng kết lại;
>> đề nghị các anh chị nghiêm túc nghiên cứu bài viết sau:
>>
>> http://programmable.banphim.net/ve-cuoc-thi-mua-he-sang-tao-2012/
>>
>> Ban đầu tôi định viết thành một bài dài, nhưng sau đó thấy cần thiết phải
>> chia thành nhiều thread ngắn (các mục Thảo luận phía sau đây khi gửi lên
>> mailing list mỗi thảo luận này sẽ là một thread) để mọi người dễ theo dõi
>> và trao đổi thẳng thắn.
>>
>> Các mục thảo luận này khi được đưa ra trao đổi có thể gây tranh cãi, do
>> đó cần thống nhất (thông qua trao đổi) trước mấy nguyên tắc:
>>
>>    - không vì số đông mà bỏ ĐÚNG theo SAI, ưu tiên MỤC TIÊU hơn HIỆN
>>    TRẠNG
>>    - mục tiêu của MHST là mục tiêu của khoa học và giáo dục, tức là mục
>>    tiêu dài hạn.
>>    - cụ thể hơn nữa, mục tiêu của MHST là vì sinh viên/những người đang
>>    học CNTT và vì tương lai ngành CNTT Việt Nam
>>    - nguyên tắc sự thật: trung thực và công khai khi cung cấp các thông
>>    tin trong tranh luận, cũng như trong việc công bố quá trình cộng tác của
>>    người dự thi, doanh nghiệp, và chuyên gia.
>>
>>  Đánh giá thực trạng Mùa hè sáng tạo các năm trước
>>
>> (Phần thực trạng này mới chỉ dừng lại ở quan sát của cá nhân tôi, nó chưa
>> nêu được con số cụ thể. Tôi cũng chưa tham gia tổ chức cuộc thi trong các
>> lần trước nên ý kiến có thể chủ quan, phiến diện. Vì vậy đề nghị các
>> anh/chị vote và nêu đánh giá của bản thân mình để đảm bảo tính chính xác
>> của bức tranh tổng thể.
>>
>> Tôi biết thực trạng không “đen một màu” như đánh giá sau đây. Tuy nhiên,
>> vì chúng ta chưa nêu thành chính sách cụ thể nên cuộc thi có thể rơi vào
>> các trạng thái xấu này.)
>>
>> Ngoại trừ những điểm tốt mà mọi cuộc thi ở Việt Nam thường đạt được, thực
>> trạng trong hai lần thi trước là cực kì đáng báo động. Thang cho điểm của
>> mọi năm là không đủ rõ ràng, người được giải của các cuộc thi cũng không có
>> gì nổi bật. Kết quả là một tâm lí không tốt trong nội bộ những người tổ
>> chức, không tin tưởng về khả năng đánh giá của cuộc thi. Hiện tại, ngoài
>> phần thưởng, những người được giải cũng không có chút uy tín, tiếng tăm
>> nào. MHST không thể để tái diễn như trước. 3 năm cho việc “rút kinh nghiệm”
>> là quá đủ.
>>
>> Cải cách từ bây giờ, hay để đến bao giờ?
>>
>> Còn nhớ hồi Trung Quốc mới gia nhập WTO, nhiều doanh nhân TQ nghe tin đã
>> khóc, không phải vì mừng mà vì lo sợ. Sự trải đời của họ trên thương trường
>> cho họ biết là năng lực của các doanh nghiệp TQ lúc đó quá hạn chế, tham
>> gia vào môi trường cạnh tranh của WTO giống như một con đường chết. Tuy
>> vậy, sau vài năm, chính “chỗ chết” đã là động lực để khối doanh nghiệp TQ
>> đổi mới, và kết quả là họ đã thoát khỏi sự trì trệ trong quá khứ.
>> Cách thức đạt được mục tiêu
>>
>>    - Cân đối lợi ích của các bên tham gia trong phạm vi đảm bảo được mục
>>    tiêu đã nêu
>>    - xác định công việc cụ thể hàng đầu là xây dựng thương hiệu cho cuộc
>>    thi và cho các bên tham gia (người dự thi, chuyên gia và khối doanh nghiệp)
>>    - đánh giá dài hơi: thang điểm mới sau khi được thống nhất phải đảm
>>    bảo được thực hiện đúng. Có thể không có giải nhất để đảm bảo thương hiệu
>>    của cuộc thi. -> cần thiết có thể thay đổi bộ nhận diện thương hiệu (slogan
>>    và logo) của cuộc thi để thể hiện thái độ mới thực sự nghiêm túc
>>    - MHST 2012 có thể rất tệ, MHST 2013 có thể chưa đến đâu, nhưng cuối
>>    cùng nhất định MỘT CUỘC THI NGHIÊM TÚC CUỐI CÓ NGƯỜI THAM GIA NGHIÊM TÚC.
>>    - lợi ích của các bên: các bên CHỦ ĐỘNG TRAO ĐỔI NGUYỆN VỌNG, tránh
>>    mạnh ai nấy làm không thông qua thống nhất trước.
>>
>> Các tiêu chí của cuộc thi MHST 2012 nên thế nào?
>>
>> Cuộc thi viết cho cậu bé CNTT Việt Nam, không phải bác già US. Vậy một
>> cuộc thi cho người học thì khác gì một cuộc thi cho người làm việc? Đánh
>> giá chất lượng ở trường lớp thì cái nào là phù hợp: vở sạch chữ đẹp, viết
>> luận (essay) hay trao giải Nobel?
>>
>> Theo tôi trong 1-2 năm đầu chúng ta nên ưu tiên cao cho các yếu tố kĩ
>> năng (vì có muốn người dự thi viết được phần mềm có chất lượng ngay lúc này
>> cũng khó). Chẳng hạn để phần điểm kĩ năng tới 80% tổng số điểm. Các năm sau
>> tuỳ tình hình mà hạ xuống và nâng phần điểm của giải thuật – giải pháp,
>> tính sáng tạo lên.
>>
>> Về các kĩ năng, mấy ngày tới tôi sẽ viết bài về tất cả các kĩ năng cần có
>> trong thang điểm, bao gồm:
>>
>>    - Convention nói chung
>>    - Quản lí phiên bản
>>    - Test driven development
>>    - Functional programming style
>>    - Tổ chức phối hợp với cộng đồng
>>
>> Ngoài ra, khi đã có danh sách dự thi thì sẽ công bố luôn chuẩn convention
>> cho từng ngôn ngữ lập trình có người đăng kí sử dụng.
>>
>> Cần nhấn mạnh lại vào tính “thượng tôn pháp luật” ở đây. Khi một đứa trẻ
>> nhận được phần thưởng mà nó không xứng đáng có nghĩa là ta đang làm hư nó.
>> Thảo luận: Mục tiêu hay hiện trạng?
>>
>> Chúng ta thực sự hoảng loạn với ý nghĩ “chúng ta lạc hậu mất rồi”. Giống
>> như một người bị ám ảnh rằng mình nghèo sẽ không có tâm lí tiết kiệm và đầu
>> tư, cộng hết các chi phí “nhỏ” lại thì được một khoản lớn mà nếu có đầu tư
>> sẽ giảm được khá nhiều.
>>
>> [image: Busy?]<https://a248.e.akamai.net/camo.github.com/17a69ef5c9390e7048b3a8b63ed3a9251661410a/687474703a2f2f63646e2e68756d6f727377697463682e636f6d2f77702d636f6e74656e742f75706c6f6164732f323031322f30322f537475706964576f726c642e6a7067>
>>
>> Khi chúng ta quá nhấn mạnh vào yếu kém, ta có xu hướng nôn nóng “phải làm
>> được ngay”, sau đó vì mục tiêu không phù hợp với năng lực, mọi thứ vỡ tung,
>> kết quả là công việc chẳng đi đến đâu, lãng phí nguồn lực.
>>
>> Tình trạng của MHST cũng tương tự: chúng ta cố gắng kêu gọi tài trợ trước
>> khi cuộc thi diễn ra, rồi tìm cách tiêu cho hết số tiền (tất nhiên là không
>> có tham nhũng gì ở đây cả). Vì không xây dựng thương hiệu MHST đủ quyết
>> liệt, tiền càng về sau càng khó “kiếm” (mời tài trợ)
>> Luận điểm có vẻ đặt nhiều kì vọng vào tương lai, có đảm bảo không?
>>
>> Ngành CNTT là một ngành phát triển “thần kì”, ở đó sự học hỏi diễn ra
>> nhanh hơn bất cứ ngành nào khác, đặc biệt là sau sự phổ biến của Google và
>> Wikipedia. Thực tế đang diễn ra trên thế giới đã cho thấy điều đó. Chỉ cần
>> biết mình muốn gì, đặt các mục tiêu dài hạn, phân bổ các mục tiêu đó theo
>> thời gian một cách hợp lí thì nhất định sẽ có chuyển biến.
>>
>> Tôi lạc quan bởi vì một cuộc thi mà các bên tham gia không thấy xứng
>> đáng(thể hiện ở việc không đánh giá cao các đội có giải, không tâm phục
>> khẩu phục) thì nó đã là một cuộc thi… không thể tệ hơn. Thực tế của chúng
>> ta có thể ví là hổ lốn như nước sông Tô. Nhận biết thực tế là thế, còn việc
>> cần làm là kiên trì thanh lọc.
>> Thảo luận: Cách làm này có vẻ xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp?
>>
>> Đúng là sẽ hạn chế “lợi ích” mà một số doanh nghiệp kì vọng có được,
>> nhưng bên cạnh đó lại làm rõ và đảm bảo được lợi ích của các doanh nghiệp
>> nghiêm chỉnh muốn làm lâu dài.
>>
>> Nói một cách chính xác, cách làm này đánh vào những doanh nghiệp nào muốn
>> biến MHST thành nơi triển khai chi phí thấp. Gọi là “đánh” nhưng thực ra là
>> chỉ rõ cho họ thấy việc làm đó đơn giản là “không đáng đồng tiền bát gạo bỏ
>> ra”. Người dự thi không hứng thú, và nhất là không đủ kĩ năng, để làm những
>> việc triển khai kém sáng tạo đó.
>>
>> Nếu MHST tự thấy mình đang bán quả “lừa” (kêu gọi các bên tài trợ bằng
>> những hứa hẹn cuộc thi sẽ bám lấy những thứ “thời thượng”) thì chỉ có thể
>> “lừa” được một vài lần. Hai năm qua, cuộc thi có thể đã thu được ít nhiều
>> tài trợ từ đối tượng kiểu như vậy, nhưng sau chừng ấy thời gian không thu
>> được gì, cộng thêm bối cảnh khủng hoảng có thể kéo dài, điều gì sẽ đảm bảo
>> là các doanh nghiệp kiểu này sẽ không cắt bỏ tài trợ cho cuộc thi?
>>
>> Tóm lại, dù là vì mục đích gì, các bên đang đổ tiền vào mà đều không được
>> hài lòng. Cách làm mới mà tôi trình bày đang cố gắng thay đổi điều đó.
>> Thảo luận: Thế nào là “vì tương lai ngành CNTT Việt Nam”?
>>
>>    - trước hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến chất lượng nhân lực. Tuy nhiên
>>    khi bắt gặp thực trạng yếu kém hiện tại thì đại bộ phận lúng túng và bị
>>    dừng tại đó.
>>    - môi trường làm việc cho đội ngũ nhân lực đó -> động lực cho người
>>    học rèn luyện bản thân. Đảm bảo những người … có thể duy trì trạng thái
>>    tích cực.
>>    - sức sống của doanh nghiệp
>>       - tầm nhìn dài hạn (cả về lựa chọn công nghệ, chiến lược thị
>>       trường và quản trị)
>>       - thương hiệu (lực hút tự nhiên đối với nhân sự và thị trường)
>>       - đội ngũ nhân tài -> thay vì các đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận
>>       được đến đâu hay đến đấy.
>>    - sự ra đời/biến mất của doanh nghiệp là do thị trường quyết định,
>>    MHST không muốn và không thể thay vai trò đó của thị trường. Tuy nhiên,
>>    thông qua việc đặt những yêu cầu mang tính dài hạn và bền vững, có thể gián
>>    tiếp qua đó tác động điều chỉnh trước khi kết cục xấu xảy ra.
>>
>> Thảo luận thêm: Nhân tài là gì?
>>
>> Hiện tại “nhân tài” là từ được nhiều doanh nghiệp nhấn mạnh trong tuyên
>> bố chính sách của mình. Vậy khối doanh nghiệp hình dung ra sao về nhân tài?
>> Tiền có phải là thước đo và cách thu hút duy nhất (và đúng đắn???) không?
>> Hiện có 2 quan niệm chủ yếu về “nhân tài”
>>
>>    - kiểu nerd: (phải đau lòng mà gọi kiểu này là kiểu FPT) đây là mẫu
>>    kẻ có tư chất hơn người, lấy tiền làm thước đo giá trị, cái tôi quá lớn và
>>    cách cư xử cũng hơi “dị dạng”. Đặc điểm tâm lí của mẫu này là không ngừng
>>    đòi hỏi. Đồng thời, vì cái tôi quá lớn, họ có xu hướng sớm ngừng học hỏi,
>>    sức bền kém. Với vai trò coder thì mã họ có xu hướng viết “huyền bí”, vì họ
>>    muốn thể hiện bản thân hơn là vì công việc (và logic cũng có vấn đề?). Điều
>>    này làm cho họ khó cộng tác và gặp hạn chế trong các dự án lớn: khi cần đọc
>>    lại đoạn mã đã viết thì… chính họ cũng không hiểu :> Vì họ đặt mục tiêu
>>    (tiền) lên trên tư cách, họ có thể nhảy việc khi một dự án đang trong giai
>>    đoạn gấp rút, hoặc bất ngờ ra đi với bí mật thương mại của công ty v.v… Mẫu
>>    người này ở lại lâu cũng chưa hẳn là tốt. Họ liên tục đòi tăng lương (không
>>    biết điều) và có xu hướng bè cánh.-> Tóm lại, “chi phí ẩn” của nhóm này là
>>    lớn, và các nhà “giả kim thuật” chưa chắc đã biết nhiều về hoá học. Các
>>    “nhân tài” này không nghĩ mình là người (“nhân”) mà nghĩ mình là “quan” :”>
>>    - kiểu hackers<http://en.wikipedia.org/wiki/Hacker_%28programmer_subculture%29>:
>>    cũng là những kẻ hơn người, nhưng họ có đam mê riêng và hệ giá trị tự thân.
>>    Mẫu người này không ngừng phát triển bản thân, không ngại khó khăn trong
>>    công việc, khi lựa chọn công nghệ họ có những quyết định khách quan. Họ
>>    sòng phẳng, nhận đúng những gì mình cảm thấy xứng đáng. Nếu các bác “có ơn”
>>    đối với họ trong khi chỗ các bác không đủ cho họ “vẫy vùng” thì họ sẽ sẵn
>>    sàng ở thêm 1-2 năm, và khi ra đi còn chào hỏi tử tế ;> Đó là lí do vì sao
>>    FOSS là mảnh đất tốt để chiêu mộ nhân tài thực sự.Còn một yếu tố phụ nữa về
>>    việc thu hút nhân tài bằng hứa hẹn tài chính: các bác càng hô hào thế thì
>>    chỉ tổ phải lo đóng thuế thu nhập cao. Cứ ngấm ngầm “tự sướng” với nhau
>>    (nhiều cách mà) có phải hay hơn không?Chừng nào chúng ta còn quan niệm về
>>    nhân tài một cách không rõ ràng, chừng đó chúng ta vẫn còn xa mới thoát
>>    khỏi kiếp nhập khẩu công nghệ.Tất nhiên, trên thực tế, sẽ có nhiều nhân tài
>>    là trạng thái xen giữa của mỗi kiểu trên với kiểu người thông thường (nhưng
>>    không có sự xen giữa của cả 2). Nhiệm vụ của chúng ta là định hướng cho các
>>    “nhân sắp tài”.
>>
>> Thời điểm tốt nhất để trồng cây là 20 năm trước. Thời điểm tốt thứ nhì là
>> ngay bây giờ.
>>
>> Thảo luận: Tầm nhìn có ý nghĩa thế nào với các bên?
>>
>> Từ “tầm nhìn” có hơn một lần được nhắc đến. Vậy tầm nhìn có ý nghĩa thế
>> nào với các bên? “Tầm nhìn” là một từ được tương đối nhiều người ưa thích
>> và sử dụng. Tôi đề cập đến nó không vì thói quen chung chung theo cách liệt
>> kê cho có.
>>
>>    - Đối với người dự thi: có tầm nhìn trước hết là rèn luyện khả năng
>>    chọn học gì? học thế nào là đủ cơ bản và học sâu những gì.Chính các bạn sẽ
>>    quyết định tương lai mình sẽ làm gì và làm ở trình độ nào (hoặc khởi
>>    nghiệp?)
>>    - Các chuyên gia. Theo tôi, chuyên gia phải là những người có chuyên
>>    môn tốt, đã qua thực tiễn công việc và có trách nhiệm với CNTT nước nhà.
>>    Chính thông tin trung thực về đóng góp của chuyên gia sẽ thu hút thêm các
>>    chuyên gia chưa tham dự tổ chức cuộc thi, đồng thời các “chuyên gia lởm” sẽ
>>    dần phải thoái lui.
>>    - Đối với doanh nghiệp: thật khó cho tôi để có thể nói thay cho các
>>    doanh nghiệp. Xin chỉ có mấy ý thế này:
>>       - Chúng ta phải thừa nhận thực tế môi trường kinh doanh luôn luôn
>>       thay đổi. Những nhân tố mới là không thể kể hết.
>>          - Liệu có mãi chăm chăm cạnh tranh về giá như hiện nay (bằng
>>          cách trả lương rẻ) khi mà thu nhập quốc dân tăng trong tương lai? Rồi một
>>          loạt các nước hậu-độc tài sẽ còn nhảy vào thị trường thế giới
>>          - Các doanh nghiệp mới (trong nước) với công nghệ vượt trội?
>>          - Việt Nam đang hội nhập sâu sắc hơn, các quỹ đầu tư nước ngoài
>>          sẽ còn nhảy vào thị trường hơn 86 triệu dân này. Dù 100% trong số đó chỉ là
>>          rửa tiền và kém hiệu quả đi chăng nữa, thì tiền vẫn đè chết người.
>>       - “Dĩ bất biến ứng vạn biến” duy nhất chính là chăm lo cho thương
>>       hiệu trong con mắt của nhân tài
>>
>> Tóm tắt
>>
>> Tóm lại qua hai mô hình kịch bản.
>>
>> kịch bản 1: (kịch bản cũ)
>>
>>    - Nhận định: người học CNTT kém, không say mê. Hệ thống giáo dục lạc
>>    hậu, tồi tệ
>>    - Giải pháp: cho người dự thi thi những cái “của thực tế”, những bài
>>    toán doanh nghiệp đang gặp phải
>>    - Diễn biến: người dự thi không đủ hứng thú và trình độ thực hiện.
>>    - Kết quả: giải được trao cho cách ngẫu hứng (kết quả của thang điểm
>>    ngẫu hứng). Các nhà tài trợ quay lưng, người tham gia thi không có chất
>>    lượng.
>>
>> Kịch bản 2: (kịch bản mới)
>>
>>    - Nhận định: người học CNTT không được chỉ cho đâu là đúng, đâu là
>>    sai. Hệ thống giáo dục lạc hậu, tồi tệ
>>    - Giải pháp: ưu tiên tiêu chí “bài bản” trong một (vài) năm đầu, sau
>>    đó nâng dần lên về độ thực tế
>>    - Diễn biến: người dự thi không bị gò bó bởi các bài toán nhàm chán
>>    nên có tinh thần làm việc cao. Tiêu chí của cuộc thi buộc người dự thi phải
>>    có được các kĩ năng lập trình (dù không nhiều nhưng là điều kiện để trở
>>    thành chuyên nghiệp)
>>    - Kết quả: có thể giải nhất bị để trống trong một hai năm nhưng
>>    thương hiệu cuộc thi được đảm bảo. Về sau trở đi người thi lấy đó nhìn vào
>>    mà rèn mình và có những sản phẩm tốt hơn nữa. (Xa hơn tí nữa,) các doanh
>>    nghiệp “có CNTT” (không thuần CNTT) cùng tham gia tài trợ khi họ thấy cần
>>    thiết quảng bá hình ảnh mình như một đơn vị có chiến lược nhân sự về CNTT.
>>
>>
>>
>>
>> --
>> Best Regards,
>> Nguyen Hung Vu [aka: NVH] ( in Vietnamese: Nguyễn Vũ Hưng )
>> vuhung16plus{remove}@gmail.dot.com , YIM: vuhung16 , Skype:
>> vuhung16plus, twitter: vuhung, MSN: vuhung16.
>> http://www.facebook.com/nguyenvuhung
>> Nguyễn Vũ Hưng's blog on Free and Open Source:
>> http://nguyenvuhungvietnam.wordpress.com/
>> Học tiếng Nhật: http://hoc-tiengnhat.blogspot.com/
>> Vietnamese LibreOffice: http://libo-vi.blogspot.com/
>> Mozilla & Firefox tiếng Việt: http://mozilla-vi.blogspot.com/
>>
>> Disclaimer: When posted to social networking groups include, but not
>> limited Linux Users' Groups, Free and Open Sources forums, mailing lists,
>> the above is my personal opinion and is *not* the opinion of my
>> employer(s), associations and/or groups I join.
>>
>> _______________________________________________
>> POST RULES: http://wiki.vfossa.vn/guidelines:mailinglist
>> _______________________________________________
>> Members mailing list: Members at lists.vfossa.vn
>> http://lists.vfossa.vn/mailman/listinfo/members
>> VFOSSA website: http://vfossa.vn/
>>
>>
>> _______________________________________________
>> POST RULES: http://wiki.vfossa.vn/guidelines:mailinglist
>> _______________________________________________
>> Members mailing list: Members at lists.vfossa.vn
>> http://lists.vfossa.vn/mailman/listinfo/members
>> VFOSSA website: http://vfossa.vn/
>>
>
>
>
> --
> Best Regards,
> Nguyen Hung Vu [aka: NVH] ( in Vietnamese: Nguyễn Vũ Hưng )
> vuhung16plus{remove}@gmail.dot.com , YIM: vuhung16 , Skype: vuhung16plus,
> twitter: vuhung, MSN: vuhung16.
> http://www.facebook.com/nguyenvuhung
> Nguyễn Vũ Hưng's blog on Free and Open Source:
> http://nguyenvuhungvietnam.wordpress.com/
> Học tiếng Nhật: http://hoc-tiengnhat.blogspot.com/
> Vietnamese LibreOffice: http://libo-vi.blogspot.com/
> Mozilla & Firefox tiếng Việt: http://mozilla-vi.blogspot.com/
>
> Disclaimer: When posted to social networking groups include, but not
> limited Linux Users' Groups, Free and Open Sources forums, mailing lists,
> the above is my personal opinion and is *not* the opinion of my
> employer(s), associations and/or groups I join.
>
> _______________________________________________
> POST RULES: http://wiki.vfossa.vn/guidelines:mailinglist
> _______________________________________________
> Members mailing list: Members at lists.vfossa.vn
> http://lists.vfossa.vn/mailman/listinfo/members
> VFOSSA website: http://vfossa.vn/
>



-- 
Phan Anh Dũng
R&D Department, HueCIT
(Trung tâm Công nghệ Thông tin Thừa Thiên Huế)
-------------- next part --------------
An HTML attachment was scrubbed...
URL: http://lists.vfossa.vn/pipermail/members/attachments/20120702/364d93e5/attachment-0001.html 


More information about the Members mailing list